VĂN BẢN PHÁP LUẬT
VĂN BẢN MỚI
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
SỞ HỮU TRÍ TUỆ
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
MẪU VĂN BẢN
Hãy để luật sư giúp đỡ bạn
Hà nội

   Tư vấn số 08

   Tư vấn số 01

   Tư vấn số 02

   Tư vấn số 03

   Tư vấn số 04

   Tư vấn số 05

TP.Hồ Chí Minh

   Tư vấn số 06

   Tư vấn số 07

Quảng cáo
Thống kê website
  Số tin bài:905
  Số văn bản:8086
Hôm nay :Thứ Năm, ngày 30, 2023
TIN TỨC
Bảo hiểm thất nghiệp - quyền lợi của người lao động

        Chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2009 và được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội.

 

        Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12.12.2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH, ngày 22 tháng 1 năm 2009 và thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16.10.2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đóng bảo hiểm thất nghiệp

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% Quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và chuyển cho Quỹ bảo hiểm thất nghiệp mỗi năm một lần.

Đối tượng tham gia BHTN

         Người lao động: Là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động , hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động:
- Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

- Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

         Người sử dụng lao động: Là người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 (mười) người lao động trở lên tại các cơ quan tổ chức sau:
 - Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;

 - Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -  xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác;

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư;

- Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều kiện hưởng

         Người thất nghiệp được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ 3 điều kiện sau:

1.  Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động, hoặc chấm dứt hợp đồng việc làm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

2. Đã đăng ký với Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong vòng 7 ngày (tính theo ngày làm việc)  khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm;

3.  Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày đăng ký với Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở  Lao động - Thương binh và Xã hội  theo quy định.

Hồ sơ hưởng

1. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009) .

2. Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp theo quy định.

3. Xuất trình sổ bảo hiểm xã hội đã được cơ quan bảo hiểm xã hội  trực tiếp quản lý xác nhận.

Người thất nghiệp khi có đủ điều kiện nêu trên được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp  tính từ ngày thứ 16 ( tính theo ngày làm việc) kể từ ngày đăng ký với Trung tâm giới thiệu việc làm  thuộc Sở  Lao động - Thương binh và Xã hội  .

Chế độ hưởng

1. Trợ cấp thất nghiệp

Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp  của người lao động.

2. Hỗ trợ học nghề

- Người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề do cơ quan lao động thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề;

- Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn;

- Thời gian được hỗ trợ học nghề không quá 6 tháng.

3. Hỗ trợ tìm việc làm

- Người thất nghiệp được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thực hiện thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm  thuộc Sở  Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thời gian được hỗ trợ tư  vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động được hưởng trợ cấp theo quy định.

4. Bảo  hiểm y tế

- Người thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

                                                                                                    Theo Lao động

Các bài viết liên quan:
» Hàng hóa XK chưa có chứng từ thanh toán được hoàn 90% thuế GTGT
» Xe Hybrid không được ưu đãi thuế
» Đại gia xe hơi Chrysler thu hồi gần 700.000 xe.
» Kết luận chính thức về cái chết của Trưởng văn phòng công chứng Việt Tín
» Từ 15/7, phạt nặng hơn các vi phạm hành chính về bưu chính
» Gửi tiền kèm trong thư bị phạt 500.000 đồng
QUẢNG CÁO